Trang chủ Tin tức - sự kiện ĐIỆN QUANG THAM GIA HỘI NGHỊ SFS 2022 – ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

ĐIỆN QUANG THAM GIA HỘI NGHỊ SFS 2022 – ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Ngày 8/9, Sở Công Thương TP. HCM phối hợp Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp (HEPZA), Ban quản lý khu công nghệ cao (SHTP) tổ chức chương trình “Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2022” – Sourcing Fair Supporting Industries 2022 (SFS 2022). Hội nghị lần này là cầu nối gắn kết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, đồng thời tạo cơ hội kết nối giao thương với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối. 

Đến với SFS 2022, Điện Quang đứng ở hai vai trò khi vừa là đơn vị thu mua các loại linh kiện phục vụ cho lĩnh vực sản xuất mới, vừa là đơn vị cung cấp các sản phẩm, giải pháp đang tìm kiếm đối tác, khách hàng.

Điện Quang giới thiệu đến đối tác các thế mạnh của doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ

Ông Trần Bá Linh – Giám đốc sản xuất Công ty Điện Quang cho biết, đứng trước sự “chuyển mình” tích cực của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, trong đó có Điện Quang đã và đang không ngừng thay đổi về tư duy, giải pháp, máy móc, nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chú trọng việc hợp tác với các nhà cung ứng, các đối tác để học hỏi, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau.

Nhà máy sản xuất chip led

Nhà máy sản xuất chip led tại Điện Quang

Đầu tiên, trên cơ sở tận dụng những tài nguyên máy móc hiện đại trong quá trình chuyển đổi số, Điện Quang hướng tới tự động hóa trong hầu hết các khâu sản xuất. Điện Quang đã đầu tư các trang thiết bị như:

  • Dây chuyền sản xuất bo mạch điện tử: Với việc trang bị máy dán linh kiện theo công nghệ hiện đại nhất của hãng Panasonic – Nhật bản, cùng hệ thống máy móc nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Điện Quang hoàn toàn có đủ năng lực sản xuất và xử lý linh kiện siêu nhỏ với độ chính xác cao. 

Máy Panasonic giúp dự báo trước các lỗi

 

  • Dây chuyền sản xuất lắp ráp các sản phẩm OEM, ODM: Dây chuyền đa năng mâm trượt chuyên sản xuất các dòng sản phẩm ODM, OEM cho chất lượng sản phẩm cao với năng suất vượt trội, đáp ứng từ 800 -1000 sản phẩm /giờ.
  • Nhà máy ép nhựa: Điện Quang đầu tư nhà máy ép nhựa với khả năng ép máy từ 75 tấn đến 240 tấn, đáp ứng sản lượng từ 80 đến 100 triệu sản phẩm/ năm. Đến nay, công ty đã sản xuất và cung ứng toàn bộ phụ kiện nhựa cho các sản phẩm chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng, đa dạng các chủng loại nhựa như: PBT, PP, ABS, PC, POM.

Máy rà soát vi mạch điện tử

  • Phòng thử nghiệm: Nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra, Điện Quang còn chú trọng đầu tư hệ thống phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025. Tại đây, Điện Quang ứng dụng các thiết bị giả lập môi trường nhiệt độ cao, thiết bị giả lập môi trường ẩm ướt, thiết bị giả lập môi trường cháy nổ, thiết bị giả lập sự va đập… Các thiết bị đo đạc các thông số quang – điện, hệ thống kiểm tra tương thích điện từ, hệ thống Gonio photometer…  thực hiện chức năng kiểm tra, thử nghiệm, nghiên cứu, phục vụ thiết kế chiếu sáng. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, các sản phẩm đều được lấy mẫu định kỳ để kiểm định kỹ lưỡng. Về tổng quan, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý tại Điện Quang đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt như ISO 9001, ISO 13485, ISO 14001, SA8000, CTPAT.

Máy Gonio photometer phục vụ cho thiết kế chiếu sáng

Tiếp theo, về nhân lực, đây chính là đội ngũ nòng cốt quyết định sự vận hành ổn định của doanh nghiệp. Theo đó, tính đến nay, Điện Quang đã xây dựng thành công Trung tâm Nghiên cứu phát triển với hơn 100 kỹ sư trẻ, hoạt động từ khâu thiết kế, tạo mẫu sản phẩm, xây dựng giải pháp, kiểm tra chất lượng và tổ chức sản xuất đại trà.

Riêng đối với việc mở rộng hợp tác trong và ngoài nước, Điện Quang đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Bởi trong mạng lưới của Công nghiệp hỗ trợ nói riêng, mỗi doanh nghiệp là một mắt xích, ít nhiều có sự liên quan và tương tác với nhau để cùng nhau phát triển. Hiện tại, Điện Quang đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều đối tác như trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, các doanh nghiệp lớn trong ngành như Qualcomm, Amazon Web Service, FPT, Viettel, Xelex… 

Lễ ký kết đánh dấu sự hợp tác lâu dài của Điện Quang và Xelex trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo linh kiện, thiết bị điện tử “Make in Việt Nam”.

Nhờ sự đầu tư bài bản, các sản phẩm ngành Công nghiệp phụ trợ của Điện Quang luôn đạt chất lượng, độ chính xác và tính hoàn thiện cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng UL, CE, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu đặc biệt là các thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản.

Xem thêm:

Hàng trăm cuộc kết nối giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ đang diễn ra tại TP.HCM – Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

Kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước – Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn)

Đưa hàng trăm linh kiện Việt chào hàng nhà đầu tư ngoại (tienphong.vn)

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã kết nối được với hàng trăm DN FDI đầu cuối (chinhphu.vn)

TP. HCM tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ (congluan.vn)

Phát triển mạng lưới các nhà sản xuất có năng lực, làm nền tảng phát triển công nghiệp bền vững (voh.com.vn)

Doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh (congthuong.vn)

TP HCM: tìm nhà cung cấp cho hơn 500 chi tiết linh kiện sản xuất – Báo Người lao động (nld.com.vn)